Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội

  Xáo trộn chủ yếu do tâm lý  

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của NHNN diễn ra chiều 28/5, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Nguyễn Thị Hồng thông báo tình hình hoạt động của ngành Ngân hàng. Cụ thể: NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động đưa tiền ra và rút bớt tiền về linh hoạt qua các kênh để kiểm soát cung ứng, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối trong điều kiện NHNN đang đẩy mạnh mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.


  Vụ trưởng Vụ CSTT Nguyễn Thị Hồng chủ trì buổi họp báo  

Đặc biệt, thời điểm này có một sự khác biệt so với thông thường là tình hình diễn biến phức tạp trên Biển Đông khiến một bộ phận không nhỏ dân chúng lo ngại, đã tìm đến vàng, ngoại tệ như một kênh trú ẩn an toàn. Vì vậy, tuy không phải mùa kinh doanh, nhưng hệ thống ngân hàng đã phải căng mình làm việc đảm bảo an toàn cho hoạt động. Cầu tăng đột biến đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho giá vàng và USD tăng trở lại, sau một thời gian im ắng và được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý…

Trước diễn biến trên, NHNN đã theo sát, nắm bắt tình hình thị trường trong và ngoài nước. NHNN khẳng định yếu tố kinh tế không phải nguyên nhân chính tác động đến việc giá vàng, giá USD trong nước tăng nhanh hơn thế giới, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý. Thậm chí, không loại trừ yếu tố đầu cơ, tung tin, làm giá để trục lợi.

Về việc triển khai cho vay vốn các lĩnh vực ưu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến cuối tháng 4/2014, tín dụng nông nghiệp tăng 2%. Nợ xấu trong lĩnh vực này là 2,83%. Còn tính đến 31-3, tín dụng với công nghiệp hỗ trợ tăng 0,92%,  tín dụng với doanh nghiệp (DN) ứng dụng công nghệ cao tăng mạnh nhất: 6,77%. Cho vay DN vừa và nhỏ đã thoát khỏi cảnh tăng trưởng âm, tăng 0,34%. Cho vay xuất khẩu tăng 5,9%.

 

Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết thêm, tính đến 23-5, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,28%, huy động vốn tăng 4,2%. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục đảm bảo. Tính đến ngày 23-5-2014, tín dụng toàn hệ thống tăng 1,31%. NHNN đánh giá, so với cùng kỳ, tín dụng năm nay tăng chậm hơn. Nguyên nhân cũng được chỉ ra là do cầu tín dụng quá yếu, và để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 12%- 14%, NHNN đã giao chỉ tiêu cho từng TCTD, tích cực triển khai  dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán  các gói tín dụng ưu đãi.

Sau khi NHNN gửi thông điệp về chính sách, sẵn sàng thực hiện các biện pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác để hỗ trợ, ổn định thị trường, đồng thời khuyến  dịch vụ kế toán chuyên nghiệp  cáo người dân nên thận trọng khi quyết định mua, bán vàng, ngoại tệ để tránh các thiệt hại không đáng có, thị trường đã tự điều chỉnh và dần trở lại trạng thái cân bằng hơn. Khối lượng giao dịch trên thị trường đã và đang giảm dần. Giá vàng, USD dần ổn định.

Tại cuộc họp báo, thêm một lần, lãnh đạo NHNN khẳng định: Trong bất kỳ trường hợp nào, NHNN sẽ sử dụng mọi biện pháp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng.

Với sự phản ứng kịp thời của NHNN và cả hệ thống ngân hàng, những xáo trộn trên thị trường tiền tệ, ngoại hối đã bị đẩy lùi và nhanh chóng ổn định trở lại. Thanh khoản của hệ thống ổn định, dự phòng chi trả rất tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của DN và người dân; thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt, lãi suất huy động đã giảm từ 0,5-1% so với cuối năm 2013. Đến 23/5/2014, tổng phương tiện thanh toán của toàn hệ thống tăng 5,28%, huy động vốn tăng 4,2% so với cuối năm 2013.

  Tín dụng vẫn thực hiện như mục tiêu  

Trước những băn khoăn về việc đến ngày 23/5, tăng trưởng tín dụng mới ở mức 1,31%, khá thấp so với mục tiêu cả năm là 12 - 14%, bà Hồng lý giải: Một phần là do yếu tố mùa vụ, kinh doanh đầu năm thường chậm hơn vì cầu tín dụng của DN rất thấp. Do đó, dù hệ thống ngân hàng đang triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho 5 lĩnh vực ưu tiên, tín dụng chính sách, cho vay hỗ trợ nhà ở… với mặt bằng lãi suất thấp, nhưng tín dụng chưa tăng mạnh.

Hồng tin tưởng rằng, với tình hình thanh khoản dư thừa như hiện nay, khi lãi suất không còn là lực cản  Dịch vụ kê khai thuế  tiếp cận tín dụng của DN nữa; cùng với sự cải thiện năng lực tài chính của DN, nhiều khả năng đến cuối năm tín dụng vẫn đạt mục tiêu đề ra. Theo gợi ý của bà Hồng, đối với những DN không đáp ứng được yêu cầu vay vốn ngân hàng thì nên tự đánh giá lại, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cần chứng minh được năng lực quản trị dòng tiền tốt hơn, có thể sẽ được NHTM chấp thuận cho vay mới.

Liên quan đến xử lý nợ xấu, theo Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng Nguyễn Hữu Nghĩa, 5 tháng đầu năm 2014, VAMC đã mua 6.300 tỷ đồng nợ xấu, nâng tổng số nợ xấu mà công ty này đã mua từ trước tới nay lên con số 45.630 tỷ đồng. Việc VAMC mua nợ không như dự kiến (khoảng 10 nghìn tỷ đồng trong quý I/2014 – PV) là do NHNN phê duyệt phát hành trái phiếu đặc biệt cho VAMC mua nợ xấu chậm hơn. Nhưng, không vì thế tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng bị chậm lại. Vì theo Quyết định 843 của Thủ tướng về Đề án xử lý nợ xấu của TCTD và thành lập VAMC đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau xử lý nợ xấu.

Với giải pháp NHNN đang triển khai, như mới đây NHNN ban hành văn bản yêu cầu các TCTD rà soát khoản nợ và lên kế hoạch bán nợ trong thời gian tới, mục tiêu đến hết năm mua được 70 - 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu có thể đạt được. Hiện, các hồ sơ các TCTD gửi lên VAMC để bán nợ là hơn 30 nghìn tỷ đồng.

 

Ngày 15/5 vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ban hành Quyết định số 927/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ (NĐ 41) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Có thể nói, việc NHNN chuẩn bị soạn thảo NĐ mới để bổ sung và thay thế cho NĐ 41 là một tin vui cho lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn thời điểm hiện nay. Bởi sau thời gian hơn 3 năm đóng vai trò động lực chính trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, NĐ 41 đã bắt đầu bộc lộ những điểm “tụt hậu” so với nhu cầu phát triển.

Chẳng hạn, theo những quy định của NĐ này, mức cho vay tín chấp đối với hộ gia đình, chủ trang trại và HTX chỉ được giới hạn lần lượt theo 3 mức: 50 triệu đồng, 100 triệu đồng và 500 triệu đồng. Mức vay này đã không còn phù hợp nhu cầu thực tiễn do xu hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay đòi hỏi các đơn vị sản xuất, chế biến phải có nguồn vốn lớn hơn mới có thể duy trì hoạt động và đủ sức cạnh tranh.

 

 
Coppyright © Công Ty Tư Vấn Quản Lý Thuế Hà Nội
Top