Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội


 

 china không lúc nào có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa  

 

    

Rong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là "Tây Sa”) nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22 tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử- văn bản nêu rõ.

 

Tư liệu lịch sử không thống nhất

Trong các trao đổi thời gian gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các "tư liệu” này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà phía Trung Quốc dẫn chiếu tới không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.

Ví dụ như vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 khi hai tàu Bellona và Umeji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, nhà cầm quyền Trung Quốc tại Quảng Đông đã lập luận rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam, Trung Quốc và không có cơ quan nào của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Vì những lý do đó, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

 

 

  Kỳ I: Khẳng định chủ quyền  

Lý giải vấn đề này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường  dịch vụ kế toán thuế tại hà nội  Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.

 

Các hội nghị quốc tế về Việt Nam đều khẳng định độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

 

- Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý.

- Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

 

Báo Đức: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Gần đây, hơn 100 chuyên gia, các nhà khoa học và nhà báo đến từ Mỹ, Đức, Nga, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và Philippines đã tiến hành hội thảo tại Đà Nẵng để cùng các nhà khoa học Việt Nam thảo luận về những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo bài báo, việc Trung Quốc ngày 1/5 vừa qua hành động khiêu khích khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ngay sát đảo Lý Sơn của Việt Nam đã làm leo thang căng thẳng liên quan chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước. Bài báo khẳng định, với hành động này, Trung Quốc đã phớt lờ thoả thuận giải quyết hoà bình những tranh chấp trên biển Đông mà Bắc Kinh và Hà Nội đã ký năm 2011.

 

Pháp đã từng đòi đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế

Sau khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp định bảo hộ ngày 15 tháng 3 năm 1874 và  dịch vụ kế toán trọn gói tại hà nội  ngày 06 tháng 6 năm 1884, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển và trạm khí tượng, thiết lập các đại lý hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (An Nam), cấp giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại quần đảo này. Việc Đô đốc Quảng Đông (Trung Quốc) Lý Chuẩn năm 1909 tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà Việt Nam đã thiết lập vững chắc và được chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được xác lập bởi Việt Nam. Trước yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Pháp đã từng đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng Trọng tài quốc tế (Công hàm của Pháp gửi Trung Quốc ngày 18 tháng 02 năm 1937), nhưng Trung Quốc đã từ chối.

Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lại một lần nữa từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi đảo Phú Lâm.

Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa, Trường Sa

Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Tuyên bố đó liên quan đến các vùng biển, không giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Trên thực tế, những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Tháng 9 năm 1975, 17 năm sau Công thư nói trên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng: "Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc  công ty tư vấn quản lý thuế hà nội  giải quyết”. Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình, thể hiện nhận thức của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

 

 

Trung Quốc không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa

Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép Hoàng Sa vào năm 1956 và năm 1974; ngoài ra, năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là "xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

 

 

 

 

 

 

 
Coppyright © Công Ty Tư Vấn Quản Lý Thuế Hà Nội
Top